Văn hóa Người_Ra_Glai

Người Raglai có những trường ca, truyện thần thoại, truyện cổ tích mang giá trị lịch sử, nghệ thuật và có tính giáo dục sâu sắc.

Hình thức hát đối đáp khá phổ biến trong sinh hoạt văn nghệ. Nhạc cụ của người Raglai gồm nhiều loại như: đàn bầu, kèn môi, đàn Chapi, Mã la, đàn Đá, đàn salaken.

Hàng năm sau mùa thu hoạch, cả làng hội tụ thịt trâu, bò, lợn để cúng Giàng và ăn mừng lúa mới.

Một căn nhà sàn kiểu Raglai.

Nhà sàn là nhà ở truyền thống của người Raglai. Từ nền đất đến nhà sàn không cao quá một mét.

Không có cá tính tộc người qua trang phục mà chịu ảnh hưởng khá đậm của các dân tộc trong cùng nhóm ngôn ngữ (như Chăm, Ê Đê...).

Hình ảnh của người Chăm (Chap/Cham), người Êđê (Rađê), người Kinh (Yuơn), Chu ru (Churu) thường xuyên xuất hiện trong các sử thi, truyện kể, các câu nói vần (đờp pacap), thành ngữ, ca dao…của người Raglai. Đặc biệt gắn bó là quan hệ với người Chăm. Những dấu ấn của sự gắn bó chặt chẽ ấy thể hiện qua sự tương đồng, gần gũi Chăm-Raglai từ hình thức kinh tế đến phong tục, tập quán, lễ hội, tục ngữ, thành ngữ, thơ ca dân gian; từ các nhạc cụ cho đến trang phục…